Dạ Trạch
Việt nam (VN) bị Trung quốc đô hộ gần một ngàn năm (từ Trước công nguyên đến năm 938 khi Ngô Quyền mở ra thời kỳ độc lập tự chủ lâu dài), văn hóa (VH) tất nhiên bị ảnh hưởng của yếu tố VH của Trung Quốc (TQ). Việc tìm hiểu VH thuần túy của người Việt là một trong những việc làm rất thú vị và có ý nghĩa để giải thích và phát huy sức mạnh ngàn đời của cha ông ta để lại đến ngày nay.
Văn hóa dân gian
Muốn tìm đến cái gốc VHVN thuần tuý thì cần phải tìm những nguồn tư liệu “sạch”, tức là cố gắng loại bỏ tối đa những ảnh hưởng của VHTQ. Một trong những nguồn tư liệu quan trọng nhất đó là VH dân gian (DG).Tại sao lại VHDG? Đó là vì VH đó được truyền miệng qua rất nhiều thế hệ, tất nhiên có rất nhiều thay đổi nhưng về cốt truyện không thay đổi nhiều và do bằng cách kể truyện nên VHDG không bị lệ thuộc và chữ viết, do đó không bị giặc ngoại xâm thiêu hủy mỗi khi đất nước bị đô hộ. Một đặc điểm nữa của VHDG là nó được những người dân thường lưu truyền qua các thế hệ nên không bi ảnh hưởng của các yếu tố chính trị của các thời đại. Một trong những phần quan trọng của VHDG đó là chuyện cổ tích
Trời – vị thần đầu tiên
Trên các mặt trống đồng, một điểm chung nhất đó là có mặt của mặt trời ở tâm, tỏa sáng khắp nơi, nói nên cội nguồn của sự sống, sưởi ấm muôn lòai. Tổ tiên ta cũng giống như tổ tiên của nhiều dân tộc khác, đã lấy mặt trời làm vị thần biểu trưng của mình. Sau này khi bị ảnh hưởng nặng của phong kiến Trung Quốc thì Vua mới chỉ là con trời thôi.
Con cóc là cậu ông trời
Một trong những truyện cổ nhất, có nguồn gốc trước khi nhà Hán đô hộ nước ta là chuyện Con cóc là cậu ông trời". Ngay cái tên của nó cũng đã nói khá rõ nội dung của truyện, ông trời, vị thần của muôn loài mà lại là cháu của một con vật nhỏ bé là con cóc, đó là điều phải làm ta suy nghĩ. Mỗi dân tộc đều có hệ thống giá trị khác nhau, để dễ dàng truyền bá hệ thống giá trị đó thì người ta thường dùng những hình ảnh tượng trưng cho dễ hiểu, thường thì họ linh thiêng hóa những con vật sống xung quanh. Phần lớn các dân tộc đều tôn vinh những con vật để thể hiện giá trị mà họ tôn sùng như sư tử, diều hâu, đại bàng,… Còn tộc Việt lấy con gì? Mọi người thường nghĩ đến con rùa vì trong các đền chùa, miếu mạo đều có sự hiện diện của nó. Thực ra chuyện tôn vinh rùa bắt nguồn từ Trung Quốc, thời Phục Hi, 6000 năm trước công nguyên đã xuất hiện Hà Đồ và Lạc Thư là những yếu tố căn bản để xây dựng nên kinh dịch. Hà Đồ theo Phục Hi là những biểu tượng có trên lưng con rùa. Và từ đó con rùa đi vào Kinh Dịch, vào Nho Giáo, và vào văn hoá dân tộc ta bằng cách đó. Có thể nói rùa vào nước ta thông qua Nho giáo, rùa không mang yếu tố thuần Việt. Vậy không phải rùa thì là gi? Con rồng, con hạc chăng? Khi biểu dương một giá trị, người ta tự hiểu giá trị đó chính là những đặc tính trong bản thân mỗi người, nó không phải là một cái gì đó siêu nhiên. Điều tôi muốn nói là Rồng, Hạc mang yếu tố tôn giáo hơn là yếu tố giá trị. Một thứ tôn giáo đơn sơ từ thủa hình thành xã hội Việt. Nó cũng giống như việc thời thần Mặt trời vậy.
Lúa nước
Hãy thử hình dung dân tộc Việt cách đây 2000 năm sinh hoat ra sao? Gọi là một nước nhưng thực ra là những bộ tộc. Những điều con người thủa ấy quan tâm đó là làm sao có đủ miếng ăn, có đủ áo ấm, và sinh hoạt thường ngày. Một trong những đặc điểm của ông cha ta là ngại di chuyển, ngại thay đổi, một đặc tính vốn có của văn minh lúa nước. Điểu nà ảnh hưởng rất lớn đến VHVN. Và nếu sinh hoạt thế nào thì có những giá trị mà họ tôn thờ sẽ như thế đó. Những giá trị đó phải thoả mãn những ước muốn của dân tộc. Ông cha ta không di chuyển nhiều nên không nhất thiết biểu dương sức mạnh như các bộ tộc du mục. Cũng không cần phải chính xác thời gian. Do không di chuyển nên cũng không cần nhiều diện tích đất nên không thích đánh nhau để giành đất đai. Làm sao chọn được mảnh đất tốt, nghiên cứu nó cho kĩ rồi kiếm sống trên đó bằng canh tác, bằng trồng trọt. Do đó dân tộc ta chỉ anh hùng khi giặc đến đánh mà thôi. Còn nếu bình thường thì chúng ta là những con người hiền lành. Sư tử, diều hâu, … đối với ta là kẻ thù, như giặc ngoại xâm ấy chứ, ai lại đi thờ nó làm biểu trưng cho mình. Ta tôn vinh con gì?
Con cóc
Tại sao lại là con cóc. Ông cha ta từ lâu đã cho ra đời câu ca dao:
"Con cóc là cậu ông trời
Ai mà đánh cóc thì trời đánh cho"
Đến đây ta phải đặt ra câu hỏi: cái gì đã khiến một con vật nhỏ bé, xấu xí, thuộc loại động vật bậc thấp (bò sát), không có gì nổi bật như con cóc, vượt trên các loài khác được dân ta tôn là cậu ông trời? Vấn đề là do, con cóc có một số đặc tính mà những con khác không thể sánh được, những đặc tính này phải quan sát tỉ mỉ mới có thể nhận thấy được.
Đặc tính của cóc
1. Bắt sâu bọ cực tốt : Lưỡi cóc có cấu tạo đặc biệt, khi bắt mồi cóc làm cho lưỡi bật về hướng con mồi, tốc độ đầu lưỡi di chuyển khi bắt mồi, các bạn có biết là bao nhiêu không? ... gần bằng tốc độ âm thanh. Việc bắt sâu bọ là việc rất hữu ích cho nhà nông, nên đây là một điểm tốt đáng lưu ý khi nông dân đánh giá con vật tốt và vật xấu. Cóc, với đặc điểm này được xếp vào bạn tốt của nông dân.
2. Đố ai dám động vào người cóc: Da cóc có chứa nọc độc, tuy không làm cho chết người nhưng cũng để cho ta ngứa ngáy khó chịu, trông thì lại rất bẩn thỉu, da có rất nhiều nốt sần sùi, đó là những đầu nọc độc đấy, nó cảnh báo đừng có động vào cóc. Về độ đọc thì cóc không thể đọ được với rắn, nhưng rắn dùng nọc độc để tấn công con mồi, cóc dùng đọc để tự vệ. Mồi của rắn có khi lại là những gia súc, vật nuôi như gà, vịt, ... Nên rắn luôn bị coi là thù của người nông dân. Điểm này rất phù hợp với văn minh lúa nước là, thích ở một chỗ, khi đã ở rồi thì quyết giữ chỗ ở, và nếu có ai chiếm chỗ thì đánh bằng được để bảo vệ chỗ ở. Cóc chỉ bắt sâu bọ, không động đến cuộc sống của những kẻ khác, nhưng coi chừng đừng có động đến cóc, động đến là rất khó chịu đấy, nọc không giết mà chỉ đuổi kẻ thù mà thôi. Bằng chứng trong lịch sử dân tộc khi đánh nhau với TQ, bao giờ ta cũng để cho chúng rút lui, không bao giờ ép đến chết.
3. Cóc "chơi" dai nhất: Đây mới là đặc điểm quan trọng. Để duy trì nòi giống, các loài phải giao phối để sinh con đẻ cái. Đối với loài người, chuyện giao phối không còn chỉ để duy trì nòi giống mà còn là một cách hưởng thụ. Là lúa nước nên hay phải ở nhà, ở nhà thì chuyện gì là thú vị nhất nhỉ? Chuyện "chơi" dai được quan tâm từ đấy. Vậy thì cóc "chơi" dai thế nào? Ta biết rằng đối với phần lớn các loài, chuyện giao phối chỉ xảy ra trong 'chớp nhoáng', khoảng vài mili giây như nhện, bọ ngựa; vài giây như gà, vịt; vài phút như chó, mèo; vài giờ... khó nhỉ, theo tôi được biết rắn đuôi chuông có thể kéo dài trong vài tiếng, thậm chí đến 10 tiếng. Tuy vậy tất cả những loài vật đã liệt kê trên đây, chưa con nào đọ được với cóc! Vậy cóc có thể chơi bao lâu?
Vài ngày chăng? Hay vài tuần. Đúng!!! Cóc đực và cóc cái có thể cặp với nhau vài ngày, thậm chí đến và tuần nếu "điều điện thuận lợi". Tất nhiên cóc là động vật cấp thấp nên chuyện thụ tinhcủa chúng cũng khác với các loài cao cấp hơn, theo ngôn từ khoa học goi là thụ tinh ngoài cơ thể. Cóc cái đẻ trứng, cóc đực phun tinh trùng lên trứng. Kiểu thụ tinh này không được "chắc chắn" bằng thụ tinh trong cơ thể vì có thể có một chú cóc khác lảng vảng quanh đó có thể "phun trộm" của quí của mình vào đó. Do đó, khi đã cặp được với con cái rồi, cóc đực phải luôn "bám sát" bạn tình để đảm bảo cóc con tương lai là con của nó. Sau một lần bám đôi như vậy, cóc đực mất khoảng 20% trọng lượng cơ thể nhưng lại rất hài lòng. Cóc phải "ăn bù" những ngày sau đó.Chuyện cóc có các đặc điểm trên, nếu chỉ nhìn thoáng qua thì không phát hiện được vì khi cặp, cóc thường lẩn vào trong các đám bụi nên khó có thể phát hiện, nếu bị phát hiện thi chúng có thể buông nhau ra ngay. Chính vì vậy phải là những ngưới rất tỉ mỉ quan sát thì mới thấy được điều đó. Nông dân lúa nước, hiểu chân tơ kẽ tóc những con vật, loài cây quanh mình thì mới phát hiện ra được và thấy nó có những đặc điểm mà minh muốn nên tôn sùng nó.
Thời tiết
Ở đây tôi cho rằng các bạn đều đã biết nội dung chuyện con cóc đi kiện ông trời nên không nhắc lại ở đây nữa. Kết quả của vụ kiện đó là ông trời nói với cóc rằng, từ nay nếu hạ giới thiếu mưa thì cóc sẽ nghiến răng thì trời cho mưa. Tại sao chuyện con cóc và chuyện mưa lại liên quan đến nhau? Chuồn chuồn cũng có thể báo mưa được mà, dựa vào kinh nghiệm cúng có thể biết trời sắp mưa. Tại sao lại chọn cóc làm đại diện cho các con vật khác. Khi hạn hán thì con nào gặp nguy hiểm nhất? Cóc chăng? Không, phải là các con vật sống dưới nước chứ, cá chẳng hạn. Tại sao cá không cầm đầu đi kiện mà lại là cóc ? Có cái gì đó quí hơn tính mạng chăng? Trong tự nhiên có rất nhiều điều khó hiểu. Hàng triệu con mực biển tụ tập với nhau hàng năm quanh khu vực chúng được sinh ra, làm một vũ điệu tăng gô rồi tất cả đều chết. Những con cá hồi khoẻ mạnh, ngao du bốn biển rồi sống chết cũng phải trở lại nơi đã sinh ra để làm nhiệm vụ cuối cùng trước khi chết. Nhiệm vụ cao cả đó là duy trì nòi giống. Hoá ra tự nhiên cũng tinh tế lắm. Để loài tồn tại thì có thể từng cá thể phải chịu những hình phạt ghê gớm. Ngoài mực, cá hồi, còn vô số chững con vật khác như nhện, bọ ngựa, con đực có thể hi sinh làm mồi cho con cái để con cái có sức chăm sóc nòi giống. Hoá ra sự bảo tồn loài quan trọng hơn sự bảo tồn thân thể của từng cá thể. Chết chưa phải là điều đáng sợ nhất, điều đáng sợ nhất là cái chết của loài. Quay lại chuyện con cóc. Hạn hán, có có thể chết, vậy cóc thì sao? Phần trước có nói chuyện cóc "chơi" dai. Cóc chỉ có thể làm như vậy, kéo dai như thế, vài ngày, vài tuần chỉ với một điều kiện ... đó là phải có nước, có mưa. Vâng, có nước thì cóc cái mới có thể đẻ trứng được, và đẻ được trứng thì cóc đực mới có thể làm nhiệm vụ truyền giống. Vậy là trong tất cả các loài vật được nêu tên, cóc là con vật "bức xúc" nhất và đã cầm đầu đoàn quân gồm các anh hùng cơ bắp như hổ gấu,.. lên kiện ông trời.
Kết luận
Nông dân lúa nước cần mẫn làm ruộng, hi vọng rất nhiều vào thời tiết, con cóc là con vật hữu ích bắt sâu bọ, bản tính hiền lành nhưng không dễ bị ăn hiếp, quả thực phản ánh những mặt tiêu biểu của người nông dân VN. Văn minh lúa nước theo tính ngưỡng phồn thực (ví dụ : xem trên hình trống đồng có thể thấy, có bốn hình đôi nam nữ trong tư thế giao hợp: điều đó là một bằng chứng hùng hồn cho đặc điểm phồng thực của ông cha) nên rất dễ hiểu khi lấy con cóc với khả năng trời cho làm biểu tượng giá trị để tôn sùng. Cóc giúp người nông dân có được vụ mùa bội thu ==> cái ăn và có một khả năng chơi kì diệu, đó chính là điều mà bài này muốn đề cập.
Văn hóa dân gian
Muốn tìm đến cái gốc VHVN thuần tuý thì cần phải tìm những nguồn tư liệu “sạch”, tức là cố gắng loại bỏ tối đa những ảnh hưởng của VHTQ. Một trong những nguồn tư liệu quan trọng nhất đó là VH dân gian (DG).Tại sao lại VHDG? Đó là vì VH đó được truyền miệng qua rất nhiều thế hệ, tất nhiên có rất nhiều thay đổi nhưng về cốt truyện không thay đổi nhiều và do bằng cách kể truyện nên VHDG không bị lệ thuộc và chữ viết, do đó không bị giặc ngoại xâm thiêu hủy mỗi khi đất nước bị đô hộ. Một đặc điểm nữa của VHDG là nó được những người dân thường lưu truyền qua các thế hệ nên không bi ảnh hưởng của các yếu tố chính trị của các thời đại. Một trong những phần quan trọng của VHDG đó là chuyện cổ tích
Trời – vị thần đầu tiên
Trên các mặt trống đồng, một điểm chung nhất đó là có mặt của mặt trời ở tâm, tỏa sáng khắp nơi, nói nên cội nguồn của sự sống, sưởi ấm muôn lòai. Tổ tiên ta cũng giống như tổ tiên của nhiều dân tộc khác, đã lấy mặt trời làm vị thần biểu trưng của mình. Sau này khi bị ảnh hưởng nặng của phong kiến Trung Quốc thì Vua mới chỉ là con trời thôi.
Con cóc là cậu ông trời
Một trong những truyện cổ nhất, có nguồn gốc trước khi nhà Hán đô hộ nước ta là chuyện Con cóc là cậu ông trời". Ngay cái tên của nó cũng đã nói khá rõ nội dung của truyện, ông trời, vị thần của muôn loài mà lại là cháu của một con vật nhỏ bé là con cóc, đó là điều phải làm ta suy nghĩ. Mỗi dân tộc đều có hệ thống giá trị khác nhau, để dễ dàng truyền bá hệ thống giá trị đó thì người ta thường dùng những hình ảnh tượng trưng cho dễ hiểu, thường thì họ linh thiêng hóa những con vật sống xung quanh. Phần lớn các dân tộc đều tôn vinh những con vật để thể hiện giá trị mà họ tôn sùng như sư tử, diều hâu, đại bàng,… Còn tộc Việt lấy con gì? Mọi người thường nghĩ đến con rùa vì trong các đền chùa, miếu mạo đều có sự hiện diện của nó. Thực ra chuyện tôn vinh rùa bắt nguồn từ Trung Quốc, thời Phục Hi, 6000 năm trước công nguyên đã xuất hiện Hà Đồ và Lạc Thư là những yếu tố căn bản để xây dựng nên kinh dịch. Hà Đồ theo Phục Hi là những biểu tượng có trên lưng con rùa. Và từ đó con rùa đi vào Kinh Dịch, vào Nho Giáo, và vào văn hoá dân tộc ta bằng cách đó. Có thể nói rùa vào nước ta thông qua Nho giáo, rùa không mang yếu tố thuần Việt. Vậy không phải rùa thì là gi? Con rồng, con hạc chăng? Khi biểu dương một giá trị, người ta tự hiểu giá trị đó chính là những đặc tính trong bản thân mỗi người, nó không phải là một cái gì đó siêu nhiên. Điều tôi muốn nói là Rồng, Hạc mang yếu tố tôn giáo hơn là yếu tố giá trị. Một thứ tôn giáo đơn sơ từ thủa hình thành xã hội Việt. Nó cũng giống như việc thời thần Mặt trời vậy.
Lúa nước
Hãy thử hình dung dân tộc Việt cách đây 2000 năm sinh hoat ra sao? Gọi là một nước nhưng thực ra là những bộ tộc. Những điều con người thủa ấy quan tâm đó là làm sao có đủ miếng ăn, có đủ áo ấm, và sinh hoạt thường ngày. Một trong những đặc điểm của ông cha ta là ngại di chuyển, ngại thay đổi, một đặc tính vốn có của văn minh lúa nước. Điểu nà ảnh hưởng rất lớn đến VHVN. Và nếu sinh hoạt thế nào thì có những giá trị mà họ tôn thờ sẽ như thế đó. Những giá trị đó phải thoả mãn những ước muốn của dân tộc. Ông cha ta không di chuyển nhiều nên không nhất thiết biểu dương sức mạnh như các bộ tộc du mục. Cũng không cần phải chính xác thời gian. Do không di chuyển nên cũng không cần nhiều diện tích đất nên không thích đánh nhau để giành đất đai. Làm sao chọn được mảnh đất tốt, nghiên cứu nó cho kĩ rồi kiếm sống trên đó bằng canh tác, bằng trồng trọt. Do đó dân tộc ta chỉ anh hùng khi giặc đến đánh mà thôi. Còn nếu bình thường thì chúng ta là những con người hiền lành. Sư tử, diều hâu, … đối với ta là kẻ thù, như giặc ngoại xâm ấy chứ, ai lại đi thờ nó làm biểu trưng cho mình. Ta tôn vinh con gì?
Con cóc
Tại sao lại là con cóc. Ông cha ta từ lâu đã cho ra đời câu ca dao:
"Con cóc là cậu ông trời
Ai mà đánh cóc thì trời đánh cho"
Đến đây ta phải đặt ra câu hỏi: cái gì đã khiến một con vật nhỏ bé, xấu xí, thuộc loại động vật bậc thấp (bò sát), không có gì nổi bật như con cóc, vượt trên các loài khác được dân ta tôn là cậu ông trời? Vấn đề là do, con cóc có một số đặc tính mà những con khác không thể sánh được, những đặc tính này phải quan sát tỉ mỉ mới có thể nhận thấy được.
Đặc tính của cóc
1. Bắt sâu bọ cực tốt : Lưỡi cóc có cấu tạo đặc biệt, khi bắt mồi cóc làm cho lưỡi bật về hướng con mồi, tốc độ đầu lưỡi di chuyển khi bắt mồi, các bạn có biết là bao nhiêu không? ... gần bằng tốc độ âm thanh. Việc bắt sâu bọ là việc rất hữu ích cho nhà nông, nên đây là một điểm tốt đáng lưu ý khi nông dân đánh giá con vật tốt và vật xấu. Cóc, với đặc điểm này được xếp vào bạn tốt của nông dân.
2. Đố ai dám động vào người cóc: Da cóc có chứa nọc độc, tuy không làm cho chết người nhưng cũng để cho ta ngứa ngáy khó chịu, trông thì lại rất bẩn thỉu, da có rất nhiều nốt sần sùi, đó là những đầu nọc độc đấy, nó cảnh báo đừng có động vào cóc. Về độ đọc thì cóc không thể đọ được với rắn, nhưng rắn dùng nọc độc để tấn công con mồi, cóc dùng đọc để tự vệ. Mồi của rắn có khi lại là những gia súc, vật nuôi như gà, vịt, ... Nên rắn luôn bị coi là thù của người nông dân. Điểm này rất phù hợp với văn minh lúa nước là, thích ở một chỗ, khi đã ở rồi thì quyết giữ chỗ ở, và nếu có ai chiếm chỗ thì đánh bằng được để bảo vệ chỗ ở. Cóc chỉ bắt sâu bọ, không động đến cuộc sống của những kẻ khác, nhưng coi chừng đừng có động đến cóc, động đến là rất khó chịu đấy, nọc không giết mà chỉ đuổi kẻ thù mà thôi. Bằng chứng trong lịch sử dân tộc khi đánh nhau với TQ, bao giờ ta cũng để cho chúng rút lui, không bao giờ ép đến chết.
3. Cóc "chơi" dai nhất: Đây mới là đặc điểm quan trọng. Để duy trì nòi giống, các loài phải giao phối để sinh con đẻ cái. Đối với loài người, chuyện giao phối không còn chỉ để duy trì nòi giống mà còn là một cách hưởng thụ. Là lúa nước nên hay phải ở nhà, ở nhà thì chuyện gì là thú vị nhất nhỉ? Chuyện "chơi" dai được quan tâm từ đấy. Vậy thì cóc "chơi" dai thế nào? Ta biết rằng đối với phần lớn các loài, chuyện giao phối chỉ xảy ra trong 'chớp nhoáng', khoảng vài mili giây như nhện, bọ ngựa; vài giây như gà, vịt; vài phút như chó, mèo; vài giờ... khó nhỉ, theo tôi được biết rắn đuôi chuông có thể kéo dài trong vài tiếng, thậm chí đến 10 tiếng. Tuy vậy tất cả những loài vật đã liệt kê trên đây, chưa con nào đọ được với cóc! Vậy cóc có thể chơi bao lâu?
Vài ngày chăng? Hay vài tuần. Đúng!!! Cóc đực và cóc cái có thể cặp với nhau vài ngày, thậm chí đến và tuần nếu "điều điện thuận lợi". Tất nhiên cóc là động vật cấp thấp nên chuyện thụ tinhcủa chúng cũng khác với các loài cao cấp hơn, theo ngôn từ khoa học goi là thụ tinh ngoài cơ thể. Cóc cái đẻ trứng, cóc đực phun tinh trùng lên trứng. Kiểu thụ tinh này không được "chắc chắn" bằng thụ tinh trong cơ thể vì có thể có một chú cóc khác lảng vảng quanh đó có thể "phun trộm" của quí của mình vào đó. Do đó, khi đã cặp được với con cái rồi, cóc đực phải luôn "bám sát" bạn tình để đảm bảo cóc con tương lai là con của nó. Sau một lần bám đôi như vậy, cóc đực mất khoảng 20% trọng lượng cơ thể nhưng lại rất hài lòng. Cóc phải "ăn bù" những ngày sau đó.Chuyện cóc có các đặc điểm trên, nếu chỉ nhìn thoáng qua thì không phát hiện được vì khi cặp, cóc thường lẩn vào trong các đám bụi nên khó có thể phát hiện, nếu bị phát hiện thi chúng có thể buông nhau ra ngay. Chính vì vậy phải là những ngưới rất tỉ mỉ quan sát thì mới thấy được điều đó. Nông dân lúa nước, hiểu chân tơ kẽ tóc những con vật, loài cây quanh mình thì mới phát hiện ra được và thấy nó có những đặc điểm mà minh muốn nên tôn sùng nó.
Thời tiết
Ở đây tôi cho rằng các bạn đều đã biết nội dung chuyện con cóc đi kiện ông trời nên không nhắc lại ở đây nữa. Kết quả của vụ kiện đó là ông trời nói với cóc rằng, từ nay nếu hạ giới thiếu mưa thì cóc sẽ nghiến răng thì trời cho mưa. Tại sao chuyện con cóc và chuyện mưa lại liên quan đến nhau? Chuồn chuồn cũng có thể báo mưa được mà, dựa vào kinh nghiệm cúng có thể biết trời sắp mưa. Tại sao lại chọn cóc làm đại diện cho các con vật khác. Khi hạn hán thì con nào gặp nguy hiểm nhất? Cóc chăng? Không, phải là các con vật sống dưới nước chứ, cá chẳng hạn. Tại sao cá không cầm đầu đi kiện mà lại là cóc ? Có cái gì đó quí hơn tính mạng chăng? Trong tự nhiên có rất nhiều điều khó hiểu. Hàng triệu con mực biển tụ tập với nhau hàng năm quanh khu vực chúng được sinh ra, làm một vũ điệu tăng gô rồi tất cả đều chết. Những con cá hồi khoẻ mạnh, ngao du bốn biển rồi sống chết cũng phải trở lại nơi đã sinh ra để làm nhiệm vụ cuối cùng trước khi chết. Nhiệm vụ cao cả đó là duy trì nòi giống. Hoá ra tự nhiên cũng tinh tế lắm. Để loài tồn tại thì có thể từng cá thể phải chịu những hình phạt ghê gớm. Ngoài mực, cá hồi, còn vô số chững con vật khác như nhện, bọ ngựa, con đực có thể hi sinh làm mồi cho con cái để con cái có sức chăm sóc nòi giống. Hoá ra sự bảo tồn loài quan trọng hơn sự bảo tồn thân thể của từng cá thể. Chết chưa phải là điều đáng sợ nhất, điều đáng sợ nhất là cái chết của loài. Quay lại chuyện con cóc. Hạn hán, có có thể chết, vậy cóc thì sao? Phần trước có nói chuyện cóc "chơi" dai. Cóc chỉ có thể làm như vậy, kéo dai như thế, vài ngày, vài tuần chỉ với một điều kiện ... đó là phải có nước, có mưa. Vâng, có nước thì cóc cái mới có thể đẻ trứng được, và đẻ được trứng thì cóc đực mới có thể làm nhiệm vụ truyền giống. Vậy là trong tất cả các loài vật được nêu tên, cóc là con vật "bức xúc" nhất và đã cầm đầu đoàn quân gồm các anh hùng cơ bắp như hổ gấu,.. lên kiện ông trời.
Kết luận
Nông dân lúa nước cần mẫn làm ruộng, hi vọng rất nhiều vào thời tiết, con cóc là con vật hữu ích bắt sâu bọ, bản tính hiền lành nhưng không dễ bị ăn hiếp, quả thực phản ánh những mặt tiêu biểu của người nông dân VN. Văn minh lúa nước theo tính ngưỡng phồn thực (ví dụ : xem trên hình trống đồng có thể thấy, có bốn hình đôi nam nữ trong tư thế giao hợp: điều đó là một bằng chứng hùng hồn cho đặc điểm phồng thực của ông cha) nên rất dễ hiểu khi lấy con cóc với khả năng trời cho làm biểu tượng giá trị để tôn sùng. Cóc giúp người nông dân có được vụ mùa bội thu ==> cái ăn và có một khả năng chơi kì diệu, đó chính là điều mà bài này muốn đề cập.