Phật giáo Việt Nam là Phật giáo được bản địa hóa khi du nhập từ Ấn Độ và Trung Quốc vào Việt Nam, Phật giáo Việt Nam mang những đặc điểm khác biệt so với Phật giáo nguyên thủy và Phật giáo của các nơi khác trên thế giới. Phật giáo là tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng nhất ở Việt Nam. Số lượng tín đồ Phật tử xuất gia khoảng 3 triệu người, số thường xuyên đến chùa và tham gia các Phật sự khoảng 10 triệu người, số người chịu ảnh hưởng của Phật giáo lên đến vài chục triệu người.
Lịch sử hình thành và phát triển Phật giáo Việt Nam
Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, ngay từ đầu công nguyên với truyện cổ tích Chử Đồng Tử học đạo của một nhà sư Ấn Độ. Luy Lâu (thuộc tỉnh Bắc Ninh) là trị sở của quận Giao Chỉ sớm trở thành trung tâm Phật giáo quan trọng. Các truyền thuyết về Thạch Quang Phật và Man Nương Phật Mẫu xuất hiện cùng với sự giảng đạo của Khâu Đà La (Ksudra) trong khoảng các năm 168-189.
Do tiếp thu Phật giáo trực tiếp từ Ấn Độ nên từ Buddha (Bậc giác ngộ) được phiên âm trực tiếp thành Bụt, từ Bụt được dùng nhiều trong các truyện dân gian. Phật giáo Việt Nam lúc này mang màu sắc là Tiểu thừa, Bụt được coi như một vị thần chuyên cứu giúp người tốt, trừng phạt kẻ xấu. Sau này, vào thế kỷ thứ 4-5, do ảnh hưởng của Phật giáo Đại thừa đến từ Trung Quốc mà từ Bụt bị mất đi và được thay thế bởi từ Phật. Trong tiếng Hán, từ Buddha được phiên âm thành Phật đà, Phật đồ rồi được rút gọn thành Phật.
Phật giáo ăn sâu, bám rễ vào Việt Nam từ rất sớm, Lý Nam Đế (lên ngôi năm 544) còn có tên là Lý Phật Tử. Đến đời Lý, đời Trần, Phật giáo phát triển cực thịnh, được coi là quốc giáo, ảnh hưởng đến tất cả mọi vấn đề trong cuộc sống. Đến đời Lê thì Nho giáo được coi là quốc giáo và Phật giáo đi vào giai đoạn suy thoái. Đến đầu thế kỷ 18, vua Quang Trung cố gắng chấn hưng đạo Phật, chỉnh đốn xây chùa, nhưng vì vua mất sớm nên việc này không có nhiều kết quả. Đến thế kỷ 20, mặc dù ảnh hưởng mạnh của quá trình âu hóa, Phật giáo Việt Nam lại phát triển mạnh mẽ khởi đầu từ các đô thị miền Nam với các đóng góp quang trọng của các nhà sư Khánh Hòa và Thiện Chiếu.
Tóm lại, lịch sử Phật giáo Việt Nam trải qua bốn giai đoạn:
* từ đầu công nguyên đến hết thời kỳ Bắc thuộc là giai đoạn hình thành và phát triển rộng khắp;
* thời Đại Việt là giai đoạn cực thịnh;
* từ thời Lê đến cuối thế kỷ 19 là giai đoạn suy thoái;
* từ đầu thế kỷ 20 đến nay là giai đoạn phục hưng.
Đại thừa có ba tông phái được truyền vào Việt Nam là Thiền tông, Tịnh Độ tông, và Mật tông.
Thiền tông
Thiền tông là một tông phái Phật giáo do nhà sư Ấn Độ Bồ Đề Đạt Ma (Boddidharma) sáng lập ra ở Trung Quốc vào đầu thế kỷ thứ 6. Thiền là cách gọi tắt của Thiền na (Dhyana), có nghĩa là Tĩnh tâm, chủ trương tập trung trí tuệ để suy nghĩ (thiền) nhằm tìm chân lý của đạo Phật. Cách tu theo Thiền tông đòi hỏi phải tập trung toàn bộ công sức và thời gian cộng với phải có khả năng trí tuệ. Yêu cầu đó chỉ có giai cấp trí thức và thượng lưu mới có được nên Thiền tông không dành cho giai cấp bình dân. Cũng vì thế mà lịch sử Thiền tông ở Việt Nam có lịch sử rõ ràng hơn cả.
Dòng thiền tu thứ nhất trong lịch sử Phật giáo Việt Nam do nhà sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi (Vinitaruci) lập ra. Ông là người Ấn Độ, qua Trung Quốc rồi đến Việt Nam vào năm 580, tu tại chùa Pháp Vân (tên khác: chùa Dâu), thuộc huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh và truyền cho tổ thứ hai là Pháp Hiền. Dòng thiền này truyền được đến 19 thế hệ. Dòng thiền tu thứ hai do Vô Ngôn Thông, người Trung Quốc lập ra vào năm 820, tu tại chùa Kiến Sơn, thuộc Gia Lâm, Hà Nội. Dòng thiền này truyền được đến 17 đời. Dòng thiền thứ ba do Thảo Đường, người Trung Quốc, vốn là tù binh bị bắt tại Chiêm Thành và được vua Lý Thánh Tông giải phóng khỏi kiếp nô lệ và cho mở đạo tại chùa Khai Quốc vào năm 1069. Dòng thiền này truyền được đến 6 đời. Năm 1299, vua Trần Nhân Tông, dưới sự hướng dẫn của thiền sư Tuệ Trung Thượng Sỹ, xuất gia và lên tu ở núi Yên Tử, thuộc huyện Đông Triều, Quảng Ninh, thống nhất các thiền phái tồn tại trước đó và lập nên Thiền phái Trúc Lâm. Sau này, một số thiền phái khác xuất hiện như phái Tào Động thời Trịnh-Nguyễn, phái Liên Tôn vào thế kỷ 16-19 (có trụ sở tại chùa Bà Đá và chùa Liên Phái, Hà Nội), phái Liên Quán vào thế kỷ 18 (miền Trung), phái Lâm Tế thời nhà Nguyễn (miền Trung, và sau này phát triển ở miền Nam).
Thiền tông Việt Nam đề cao cái tâm. Phật ở tại tâm, tâm là niết bàn, là Phật. Trần Nhân Tông viết:
Nơi mình có ngọc, tìm đâu nữa
Trước cảnh vô tâm, ấy đạo Thiền.
Tịnh độ tông
Tịnh độ tông là một tông phái Phật giáo, chủ trương tu dựa trên sự giúp đỡ ở bên ngoài. Sự giúp đỡ bên ngoài này rất quan trọng đối với phần đông mọi người không đủ tự lực để tu. Phật Thích Ca Mầu Ni có lần thuyết giảng: "Một viên đá dù nhỏ đến mất mà ném xuống nước thì nó cũng chìm, nhưng nếu một hòn đá dù to đến mấy mà đặt trên bè thì nó cũng nổi". Ngược lại với Thiền tông là dành cho tầng lớp trí thức, thượng lưu, Tịnh Độ tông dành cho giới bình dân.
Trong Tịnh Độ tông, có tồn tại một cõi niết bàn cụ thể, một cõi niết bàn ở trần gian gọi là cõi Tịnh Độ (có nghĩa là yên tĩnh, trong sáng), được hình dung như cõi Cực Lạc, do đức Phật A Di Đà (phiên âm từ tiếng Phạn: Amitabha) cai quản. Việc tu hành được mở rộng ra những hành động đơn giản như đi thăm chùa, tụng danh Phật A Di Đà. Nhờ cách như vậy mà Tịnh Độ tông là tông phái phổ biến khắp cõi Việt Nam. Đi đến đâu ta cũng gặp người dân tụng niệm câu "Nam mô A Di Đà Phật" (có nghĩa là "Nguyện quy theo đức Phật A Di Đà"). Tượng Phật A Di Đà là tượng có mặt ở khắp mọi nơi và có mặt từ rất lâu đời.
Mật tông
Mật tông là một tông phái Phật giáo chủ trương sử dụng những phép tu huyền bí để nhanh chóng đạt đến giác ngộ. Tương truyền rằng Mật giáo do đức Phật Đại Nhật khởi xướng. Mật tông có hai bộ kinh cơ bản là kinh Đại Nhật và kinh Kim Cương.
Khi vào Việt Nam, Mật tông không tồn tại độc lập như một tông phái riêng mà nhanh chóng hòa lẫn vào dòng tín ngưỡng dân gian với những truyền thống cầu đồng, pháp thuật, yểm bùa, trị tà ma, chữa bệnh,...
Đặc điểm của Phật giáo Việt Nam
Phật giáo Việt Nam không phải là Phật giáo thuần khiết, Phật giáo được hòa trộn với các tín ngưỡng truyền thống và hòa trộn với các tôn giáo khác tạo nên một Phật giáo đặc biệt của riêng Việt Nam.
Tính tổng hợp
Tổng hợp là một trong những đặc tính của lối tư duy nông nghiệp, chính vì thế tổng hợp là đặc tính nổi bật nhất của Phật giáo Việt Nam.
* Tổng hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng truyền thống
Phật giáo thờ Phật trong chùa, tín ngưỡng truyền thống Việt Nam là thờ Thần trong miếu, bốn vị thần được thờ nhiều nhất là Tứ pháp: Mây-Mưa-Sấm-Chớp. Hai hệ thống này tổng hợp với nhau ở Việt Nam tạo nên các ngôi chùa tiền Phật, hậu thần. Đưa các vị Thần, Thánh, Mẫu, thành hoàng thổ địa, anh hùng dân tộc,... vào thờ trong chùa. Đa số các chùa còn để cả bia hậu, bát nhang cho các linh hồn đã khuất.
* Tổng hợp giữa các tông phái Phật giáo
Các tông phái Phật giáo Đại thừa sau khi du nhập vào Việt Nam thì bị trộn lẫn với nhau. Dòng thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi pha trộn với Mật giáo. Nhiều vị thiền sư đời Lý như Vạn Hạnh, Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không,... đều giỏi pháp thuật và có tài thần thông biến hóa. Thiền tông còn kết hợp với Tịnh Độ tông như là trong việc tụng niệm Phật A Di Đà và Bồ Tát.
Các điện thờ ở chùa miền Bắc có vô cùng phong phú các loại tượng Phật, bồ tát, la hán của các tông phái khác nhau. Các chùa miền Nam còn có xu hướng kết hợp Tiểu thừa với Đại thừa. Nhiều chùa mang hình thức Tiểu thừa (thờ Phật Thích Ca Mầu Ni, sư mặc áo vàng) nhưng lại theo giáo lý Đại thừa; bên cạnh Phật Thích Ca Mầu Ni còn có các tượng Phật nhỏ khác, bên cạnh áo vàng còn có áo nâu, áo lam.
Ngoài ra Phật giáo Việt Nam còn được hòa trộn với tất cả các tôn giáo khác để hình thành Đạo Cao Đài vào những năm 20 của thế kỷ 20 với quan điểm là Thiên nhân hợp nhất và Vạn giáo nhất lý.
* Tổng hợp giữa Phật giáo với các tôn giáo khác
Tín ngưỡng truyền thống đã tiếp nhận Phật giáo ngay từ đầu công nguyên. Sau đó Phật giáo cùng tín ngưỡng truyền thống tiếp nhận Đạo giáo. Rồi tất cả cùng tiếp nhận Nho giáo để làm nên Tam giáo đồng nguyên (cả ba tôn giáo có cùng một gốc) và Tam giáo đồng quy (cả ba tôn giáo có cùng một mục đích). Ba tôn giáo trợ giúp lẫn nhau: Nho giáo lo tổ chức xã hội, Đạo giáo lo thể xác con người, Phật giáo lo tâm linh, kiếp sau của con người. Trong nhiều thế kỷ, hình ảnh Tam giáo tổ sư với Thích Ca Mầu Ni ở giữa, Lão Tử ở bên trái, Khổng Tử ở bên phải đã in sâu vào tâm thức mọi người Việt.
Tính hài hòa âm dương
Sau tính tổng hợp, hài hòa âm dương là một trong những đặc tính khác của lối tư duy nông nghiệp, nó ảnh hưởng rất lớn đến Phật giáo Việt Nam làm cho Phật giáo Việt Nam có phần thiên về nữ tính.
Các vị Phật Ấn Độ xuất thân là nam giới, khi vào Việt Nam bị biến thành Phật ông - Phật bà. Ngay cả Phật Thích Ca Mầu Ni, có danh tánh hẳn hoi mà trong các bức tranh dân gian vẫn được coi là Phật bà. Phật Bà Quan Âm (biến thể của Quán Thế Âm Bồ Tát) là vị thần hộ mệnh của vùng Nam Á nên được gọi là Quan Âm Nam Hải. Ngoài ra người Việt còn có những vị Phật riêng của mình như Man Nương Phật Mẫu (tên khác: Phật Mẫu), Quan Âm Thị Kính (tên khác: Quan Âm Tống Tử), Quan Âm Diệu Thiện (tên khác: Phật Bà Chùa Hương, Bà chúa Ba).
Tính linh hoạt
Phật giáo Việt Nam còn có một đặc điểm là rất linh hoạt, tùy thuộc vào tình huống cụ thể mà người ta có thể tu, giải thích Phật giáo theo các cách khác nhau. Ví dụ cưới vợ cho sư để ông sư ở lại địa phương là một cách linh hoạt trong áp dụng các nguyên tắc Phật giáo vào đời sống. Hoặc các vị bồ tát, các vị hòa thượng đều được gọi chung là Phật: ví dụ Phật Bà Quan Âm (vốn là bồ tát), Phật Di Lặc (vốn là hòa thượng),... Ngoài ra Phật ở Việt Nam mang dáng dấp hiền hòa và dân dã: ông Bụt Ốc (Thích Ca tóc xoăn), ông Nhịn ăn mà mặc (chỉ Thích Ca Tuyết Sơn),... Trên đầu Phật Bà Chùa Hương còn có lọn tóc đuôi gà rất truyền thống của phụ nữ Việt Nam.
Phật giáo Hòa Hảo
Phật giáo Hòa Hảo hay còn gọi là Đạo Hòa Hảo là một tông phái Phật giáo do Huỳnh Phú Sổ khai lập năm 1939, lấy pháp môn Tịnh Độ tông làm căn bản và chủ trương tu hành tại gia. Phật giáo Hòa Hảo thể hiện rất rõ tính tổng hợp và tính linh hoạt của Phật giáo Việt Nam. Số tín đồ Đạo Hòa Hảo ước tính khoảng 2 triệu người, tập chung chủ yếu ở đồng bằng Nam bộ.
Thực chất Phật giáo Hòa Hảo là tiếp nối của một tông phái Phật giáo có từ gần một trăm năm trước ở đồng bằng Nam bộ có tên là Bửu Sơn Kỳ Hương do Phật Thầy Tây An (Đoàn Minh Huyên) sáng lập vào năm 1849 tại vùng Bảy Núi (tỉnh An Giang). Tiếp sau Phật Thày Tây An là Phật Trùm (còn gọi là Bổn Sư) rồi đến Huỳnh Phú Sổ. Thời kỳ Huỳnh Phú Sổ là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của Phật giáo Hòa Hảo.
Giáo lý là sự kết hợp của Tịnh Độ tông với Đạo Ông Bà. Tôn chỉ là Học Phật Tu Nhân, noi theo giáo lý Đức Phật mà tu sửa con người, tích cực thực hành thuyết Tứ ân (ơn): cha mẹ, đất nước, tam bảo (Phật-Pháp-Tăng), nhân loại.
Cách thức tu hành của Phật giáo Hòa Hảo rất đơn giản là tu hành tại gia, không đúc tượng, không chấp nhận mê tín dị đoan, không dân cúng thực phẩm cho Phật, không có hàng giáo phẩm và không có tổ chức đạo.
Tham khảo
Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB TP HCM, 2001
Lịch sử hình thành và phát triển Phật giáo Việt Nam
Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, ngay từ đầu công nguyên với truyện cổ tích Chử Đồng Tử học đạo của một nhà sư Ấn Độ. Luy Lâu (thuộc tỉnh Bắc Ninh) là trị sở của quận Giao Chỉ sớm trở thành trung tâm Phật giáo quan trọng. Các truyền thuyết về Thạch Quang Phật và Man Nương Phật Mẫu xuất hiện cùng với sự giảng đạo của Khâu Đà La (Ksudra) trong khoảng các năm 168-189.
Do tiếp thu Phật giáo trực tiếp từ Ấn Độ nên từ Buddha (Bậc giác ngộ) được phiên âm trực tiếp thành Bụt, từ Bụt được dùng nhiều trong các truyện dân gian. Phật giáo Việt Nam lúc này mang màu sắc là Tiểu thừa, Bụt được coi như một vị thần chuyên cứu giúp người tốt, trừng phạt kẻ xấu. Sau này, vào thế kỷ thứ 4-5, do ảnh hưởng của Phật giáo Đại thừa đến từ Trung Quốc mà từ Bụt bị mất đi và được thay thế bởi từ Phật. Trong tiếng Hán, từ Buddha được phiên âm thành Phật đà, Phật đồ rồi được rút gọn thành Phật.
Phật giáo ăn sâu, bám rễ vào Việt Nam từ rất sớm, Lý Nam Đế (lên ngôi năm 544) còn có tên là Lý Phật Tử. Đến đời Lý, đời Trần, Phật giáo phát triển cực thịnh, được coi là quốc giáo, ảnh hưởng đến tất cả mọi vấn đề trong cuộc sống. Đến đời Lê thì Nho giáo được coi là quốc giáo và Phật giáo đi vào giai đoạn suy thoái. Đến đầu thế kỷ 18, vua Quang Trung cố gắng chấn hưng đạo Phật, chỉnh đốn xây chùa, nhưng vì vua mất sớm nên việc này không có nhiều kết quả. Đến thế kỷ 20, mặc dù ảnh hưởng mạnh của quá trình âu hóa, Phật giáo Việt Nam lại phát triển mạnh mẽ khởi đầu từ các đô thị miền Nam với các đóng góp quang trọng của các nhà sư Khánh Hòa và Thiện Chiếu.
Tóm lại, lịch sử Phật giáo Việt Nam trải qua bốn giai đoạn:
* từ đầu công nguyên đến hết thời kỳ Bắc thuộc là giai đoạn hình thành và phát triển rộng khắp;
* thời Đại Việt là giai đoạn cực thịnh;
* từ thời Lê đến cuối thế kỷ 19 là giai đoạn suy thoái;
* từ đầu thế kỷ 20 đến nay là giai đoạn phục hưng.
Đại thừa có ba tông phái được truyền vào Việt Nam là Thiền tông, Tịnh Độ tông, và Mật tông.
Thiền tông
Thiền tông là một tông phái Phật giáo do nhà sư Ấn Độ Bồ Đề Đạt Ma (Boddidharma) sáng lập ra ở Trung Quốc vào đầu thế kỷ thứ 6. Thiền là cách gọi tắt của Thiền na (Dhyana), có nghĩa là Tĩnh tâm, chủ trương tập trung trí tuệ để suy nghĩ (thiền) nhằm tìm chân lý của đạo Phật. Cách tu theo Thiền tông đòi hỏi phải tập trung toàn bộ công sức và thời gian cộng với phải có khả năng trí tuệ. Yêu cầu đó chỉ có giai cấp trí thức và thượng lưu mới có được nên Thiền tông không dành cho giai cấp bình dân. Cũng vì thế mà lịch sử Thiền tông ở Việt Nam có lịch sử rõ ràng hơn cả.
Dòng thiền tu thứ nhất trong lịch sử Phật giáo Việt Nam do nhà sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi (Vinitaruci) lập ra. Ông là người Ấn Độ, qua Trung Quốc rồi đến Việt Nam vào năm 580, tu tại chùa Pháp Vân (tên khác: chùa Dâu), thuộc huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh và truyền cho tổ thứ hai là Pháp Hiền. Dòng thiền này truyền được đến 19 thế hệ. Dòng thiền tu thứ hai do Vô Ngôn Thông, người Trung Quốc lập ra vào năm 820, tu tại chùa Kiến Sơn, thuộc Gia Lâm, Hà Nội. Dòng thiền này truyền được đến 17 đời. Dòng thiền thứ ba do Thảo Đường, người Trung Quốc, vốn là tù binh bị bắt tại Chiêm Thành và được vua Lý Thánh Tông giải phóng khỏi kiếp nô lệ và cho mở đạo tại chùa Khai Quốc vào năm 1069. Dòng thiền này truyền được đến 6 đời. Năm 1299, vua Trần Nhân Tông, dưới sự hướng dẫn của thiền sư Tuệ Trung Thượng Sỹ, xuất gia và lên tu ở núi Yên Tử, thuộc huyện Đông Triều, Quảng Ninh, thống nhất các thiền phái tồn tại trước đó và lập nên Thiền phái Trúc Lâm. Sau này, một số thiền phái khác xuất hiện như phái Tào Động thời Trịnh-Nguyễn, phái Liên Tôn vào thế kỷ 16-19 (có trụ sở tại chùa Bà Đá và chùa Liên Phái, Hà Nội), phái Liên Quán vào thế kỷ 18 (miền Trung), phái Lâm Tế thời nhà Nguyễn (miền Trung, và sau này phát triển ở miền Nam).
Thiền tông Việt Nam đề cao cái tâm. Phật ở tại tâm, tâm là niết bàn, là Phật. Trần Nhân Tông viết:
Nơi mình có ngọc, tìm đâu nữa
Trước cảnh vô tâm, ấy đạo Thiền.
Tịnh độ tông
Tịnh độ tông là một tông phái Phật giáo, chủ trương tu dựa trên sự giúp đỡ ở bên ngoài. Sự giúp đỡ bên ngoài này rất quan trọng đối với phần đông mọi người không đủ tự lực để tu. Phật Thích Ca Mầu Ni có lần thuyết giảng: "Một viên đá dù nhỏ đến mất mà ném xuống nước thì nó cũng chìm, nhưng nếu một hòn đá dù to đến mấy mà đặt trên bè thì nó cũng nổi". Ngược lại với Thiền tông là dành cho tầng lớp trí thức, thượng lưu, Tịnh Độ tông dành cho giới bình dân.
Trong Tịnh Độ tông, có tồn tại một cõi niết bàn cụ thể, một cõi niết bàn ở trần gian gọi là cõi Tịnh Độ (có nghĩa là yên tĩnh, trong sáng), được hình dung như cõi Cực Lạc, do đức Phật A Di Đà (phiên âm từ tiếng Phạn: Amitabha) cai quản. Việc tu hành được mở rộng ra những hành động đơn giản như đi thăm chùa, tụng danh Phật A Di Đà. Nhờ cách như vậy mà Tịnh Độ tông là tông phái phổ biến khắp cõi Việt Nam. Đi đến đâu ta cũng gặp người dân tụng niệm câu "Nam mô A Di Đà Phật" (có nghĩa là "Nguyện quy theo đức Phật A Di Đà"). Tượng Phật A Di Đà là tượng có mặt ở khắp mọi nơi và có mặt từ rất lâu đời.
Mật tông
Mật tông là một tông phái Phật giáo chủ trương sử dụng những phép tu huyền bí để nhanh chóng đạt đến giác ngộ. Tương truyền rằng Mật giáo do đức Phật Đại Nhật khởi xướng. Mật tông có hai bộ kinh cơ bản là kinh Đại Nhật và kinh Kim Cương.
Khi vào Việt Nam, Mật tông không tồn tại độc lập như một tông phái riêng mà nhanh chóng hòa lẫn vào dòng tín ngưỡng dân gian với những truyền thống cầu đồng, pháp thuật, yểm bùa, trị tà ma, chữa bệnh,...
Đặc điểm của Phật giáo Việt Nam
Phật giáo Việt Nam không phải là Phật giáo thuần khiết, Phật giáo được hòa trộn với các tín ngưỡng truyền thống và hòa trộn với các tôn giáo khác tạo nên một Phật giáo đặc biệt của riêng Việt Nam.
Tính tổng hợp
Tổng hợp là một trong những đặc tính của lối tư duy nông nghiệp, chính vì thế tổng hợp là đặc tính nổi bật nhất của Phật giáo Việt Nam.
* Tổng hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng truyền thống
Phật giáo thờ Phật trong chùa, tín ngưỡng truyền thống Việt Nam là thờ Thần trong miếu, bốn vị thần được thờ nhiều nhất là Tứ pháp: Mây-Mưa-Sấm-Chớp. Hai hệ thống này tổng hợp với nhau ở Việt Nam tạo nên các ngôi chùa tiền Phật, hậu thần. Đưa các vị Thần, Thánh, Mẫu, thành hoàng thổ địa, anh hùng dân tộc,... vào thờ trong chùa. Đa số các chùa còn để cả bia hậu, bát nhang cho các linh hồn đã khuất.
* Tổng hợp giữa các tông phái Phật giáo
Các tông phái Phật giáo Đại thừa sau khi du nhập vào Việt Nam thì bị trộn lẫn với nhau. Dòng thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi pha trộn với Mật giáo. Nhiều vị thiền sư đời Lý như Vạn Hạnh, Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không,... đều giỏi pháp thuật và có tài thần thông biến hóa. Thiền tông còn kết hợp với Tịnh Độ tông như là trong việc tụng niệm Phật A Di Đà và Bồ Tát.
Các điện thờ ở chùa miền Bắc có vô cùng phong phú các loại tượng Phật, bồ tát, la hán của các tông phái khác nhau. Các chùa miền Nam còn có xu hướng kết hợp Tiểu thừa với Đại thừa. Nhiều chùa mang hình thức Tiểu thừa (thờ Phật Thích Ca Mầu Ni, sư mặc áo vàng) nhưng lại theo giáo lý Đại thừa; bên cạnh Phật Thích Ca Mầu Ni còn có các tượng Phật nhỏ khác, bên cạnh áo vàng còn có áo nâu, áo lam.
Ngoài ra Phật giáo Việt Nam còn được hòa trộn với tất cả các tôn giáo khác để hình thành Đạo Cao Đài vào những năm 20 của thế kỷ 20 với quan điểm là Thiên nhân hợp nhất và Vạn giáo nhất lý.
* Tổng hợp giữa Phật giáo với các tôn giáo khác
Tín ngưỡng truyền thống đã tiếp nhận Phật giáo ngay từ đầu công nguyên. Sau đó Phật giáo cùng tín ngưỡng truyền thống tiếp nhận Đạo giáo. Rồi tất cả cùng tiếp nhận Nho giáo để làm nên Tam giáo đồng nguyên (cả ba tôn giáo có cùng một gốc) và Tam giáo đồng quy (cả ba tôn giáo có cùng một mục đích). Ba tôn giáo trợ giúp lẫn nhau: Nho giáo lo tổ chức xã hội, Đạo giáo lo thể xác con người, Phật giáo lo tâm linh, kiếp sau của con người. Trong nhiều thế kỷ, hình ảnh Tam giáo tổ sư với Thích Ca Mầu Ni ở giữa, Lão Tử ở bên trái, Khổng Tử ở bên phải đã in sâu vào tâm thức mọi người Việt.
Tính hài hòa âm dương
Sau tính tổng hợp, hài hòa âm dương là một trong những đặc tính khác của lối tư duy nông nghiệp, nó ảnh hưởng rất lớn đến Phật giáo Việt Nam làm cho Phật giáo Việt Nam có phần thiên về nữ tính.
Các vị Phật Ấn Độ xuất thân là nam giới, khi vào Việt Nam bị biến thành Phật ông - Phật bà. Ngay cả Phật Thích Ca Mầu Ni, có danh tánh hẳn hoi mà trong các bức tranh dân gian vẫn được coi là Phật bà. Phật Bà Quan Âm (biến thể của Quán Thế Âm Bồ Tát) là vị thần hộ mệnh của vùng Nam Á nên được gọi là Quan Âm Nam Hải. Ngoài ra người Việt còn có những vị Phật riêng của mình như Man Nương Phật Mẫu (tên khác: Phật Mẫu), Quan Âm Thị Kính (tên khác: Quan Âm Tống Tử), Quan Âm Diệu Thiện (tên khác: Phật Bà Chùa Hương, Bà chúa Ba).
Tính linh hoạt
Phật giáo Việt Nam còn có một đặc điểm là rất linh hoạt, tùy thuộc vào tình huống cụ thể mà người ta có thể tu, giải thích Phật giáo theo các cách khác nhau. Ví dụ cưới vợ cho sư để ông sư ở lại địa phương là một cách linh hoạt trong áp dụng các nguyên tắc Phật giáo vào đời sống. Hoặc các vị bồ tát, các vị hòa thượng đều được gọi chung là Phật: ví dụ Phật Bà Quan Âm (vốn là bồ tát), Phật Di Lặc (vốn là hòa thượng),... Ngoài ra Phật ở Việt Nam mang dáng dấp hiền hòa và dân dã: ông Bụt Ốc (Thích Ca tóc xoăn), ông Nhịn ăn mà mặc (chỉ Thích Ca Tuyết Sơn),... Trên đầu Phật Bà Chùa Hương còn có lọn tóc đuôi gà rất truyền thống của phụ nữ Việt Nam.
Phật giáo Hòa Hảo
Phật giáo Hòa Hảo hay còn gọi là Đạo Hòa Hảo là một tông phái Phật giáo do Huỳnh Phú Sổ khai lập năm 1939, lấy pháp môn Tịnh Độ tông làm căn bản và chủ trương tu hành tại gia. Phật giáo Hòa Hảo thể hiện rất rõ tính tổng hợp và tính linh hoạt của Phật giáo Việt Nam. Số tín đồ Đạo Hòa Hảo ước tính khoảng 2 triệu người, tập chung chủ yếu ở đồng bằng Nam bộ.
Thực chất Phật giáo Hòa Hảo là tiếp nối của một tông phái Phật giáo có từ gần một trăm năm trước ở đồng bằng Nam bộ có tên là Bửu Sơn Kỳ Hương do Phật Thầy Tây An (Đoàn Minh Huyên) sáng lập vào năm 1849 tại vùng Bảy Núi (tỉnh An Giang). Tiếp sau Phật Thày Tây An là Phật Trùm (còn gọi là Bổn Sư) rồi đến Huỳnh Phú Sổ. Thời kỳ Huỳnh Phú Sổ là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của Phật giáo Hòa Hảo.
Giáo lý là sự kết hợp của Tịnh Độ tông với Đạo Ông Bà. Tôn chỉ là Học Phật Tu Nhân, noi theo giáo lý Đức Phật mà tu sửa con người, tích cực thực hành thuyết Tứ ân (ơn): cha mẹ, đất nước, tam bảo (Phật-Pháp-Tăng), nhân loại.
Cách thức tu hành của Phật giáo Hòa Hảo rất đơn giản là tu hành tại gia, không đúc tượng, không chấp nhận mê tín dị đoan, không dân cúng thực phẩm cho Phật, không có hàng giáo phẩm và không có tổ chức đạo.
Tham khảo
Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB TP HCM, 2001