Tác giả: Dạ Trạch
Hiện tượng từ giảo (magnetostriction) là hiện tượng biến dạng về kích thước của vật thể khi có mặt của từ trường. Sở dĩ có hiện tượng từ giảo là do dưới tác động của từ trường, các mô men từ trong vật liệu sắp xếp lại làm cho kích thước thay đổi. Độ biến dạng được đặc trưng bởi các thông số như độ từ giảo bão hòa (L) – độ biến dạng cực đại, và độ cảm từ giảo (susceptibility) – độ biến thiên của từ giảo theo từ trường ngoài. Có những loại vật liệu có từ giảo bão hòa gần bằng không như hợp kim Invar nhưng cũng có những vật liệu có từ giảo bão hòa rất lớn như liên kim loại đất hiếm – kim loại chuyển tiếp.
Vật liệu có từ giảo lớn được ứng dụng rất nhiều trong các hệ vi mô như vi cảm biến chẳng hạn (microsensor) để đo biến dạng cơ học hoặc để điều khiển dịch chuyển của các hệ ở kích thước micromet. Các hệ này yêu cầu từ giảo bão hòa lớn (để có tín hiệu lớn) và độ cảm từ giảo cũng phải lớn (để từ trường họat động nhỏ). Nói chung các vật liệu từ đều có tính từ giảo với L~10-6 nhưng vật liệu từ giảo khổng lồ (giant magnetostriction) với L~10-3 lớn gấp hàng ngàn lần vật liệu thường chỉ mới được phát hiện vào năm 1980 trên hợp kim (Dy,Tb)Fe2 thường được biết với cái tên thương mại Terfernol [1] (tiếng Pháp: ter-đất hiếm, fer-sắt, còn nol-tên đầu của nơi tìm ra vật liệu).
Tiến sỹ Nguyễn Hữu Đức và đồng nghiệp thuộc Phòng thí nghiệm vật lí Nhiệt độ thấp (Cryolab), thuộc Đại học Khoa học tự nhiên, ĐH quốc gia Hà Nội là một trong những chuyên gia nổi tiếng thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu vật liệu từ giảo. Anh đã tìm ra loại vật liệu từ giảo với các thông số tương tự được biết với cái tên Terfecohan (Ter-đất hiếm, Fe-sắt, Co-cobalt, Han-Hà Nội) dựa trên vật liệu Tb(CoFe)1.5. Sau khi vật liệu này ra đời, rất nhiều các công trình dựa trên vật liệu đó được nghiên cứu. Giá trị của từ giảo bão hòa tuy không cao hơn nhưng giá trị của độ cảm từ giảo được cải thiện rất nhiều khi dùng vật liệu nanocomposite dựa trên Terfecohan.
Bằng việc chế tạo nanocomposite từ Terfecohan/YFe, với độ dày mỗi lớp cỡ khoảng 10 nm bằng phương pháp phún xạ (sputtering), tiến sỹ Đức và đồng nghiệp đã tạo ra vật liệu có từ giảo bão hòa tương đương Terfenol và Terfecohan nhưng độ cảm từ giảo lớn hơn chúng đến 30 lần nhờ sự kết cặp trao đổi giữa hai lớp màng nano. Công trình của anh vừa mới được tạp chí rất có uy tín ở Mỹ công bố Appl. Phys. Lett. 85 (2004) 1565.
[1] A. E. Clark, in Ferromagnetic Materials, edited by E. P. Wohlfarth (North–Holland, Amsterdam, 1980), Vol. 1, p. 531.
[2] N. H. Duc and P. E. Brommer, in Handbook of Magnetic Materials, edited by K. H. J. Buschow (Elservier Science, North–Holland, Amsterdam, 2002), Vol. 14, p. 89.
Hiện tượng từ giảo (magnetostriction) là hiện tượng biến dạng về kích thước của vật thể khi có mặt của từ trường. Sở dĩ có hiện tượng từ giảo là do dưới tác động của từ trường, các mô men từ trong vật liệu sắp xếp lại làm cho kích thước thay đổi. Độ biến dạng được đặc trưng bởi các thông số như độ từ giảo bão hòa (L) – độ biến dạng cực đại, và độ cảm từ giảo (susceptibility) – độ biến thiên của từ giảo theo từ trường ngoài. Có những loại vật liệu có từ giảo bão hòa gần bằng không như hợp kim Invar nhưng cũng có những vật liệu có từ giảo bão hòa rất lớn như liên kim loại đất hiếm – kim loại chuyển tiếp.
Vật liệu có từ giảo lớn được ứng dụng rất nhiều trong các hệ vi mô như vi cảm biến chẳng hạn (microsensor) để đo biến dạng cơ học hoặc để điều khiển dịch chuyển của các hệ ở kích thước micromet. Các hệ này yêu cầu từ giảo bão hòa lớn (để có tín hiệu lớn) và độ cảm từ giảo cũng phải lớn (để từ trường họat động nhỏ). Nói chung các vật liệu từ đều có tính từ giảo với L~10-6 nhưng vật liệu từ giảo khổng lồ (giant magnetostriction) với L~10-3 lớn gấp hàng ngàn lần vật liệu thường chỉ mới được phát hiện vào năm 1980 trên hợp kim (Dy,Tb)Fe2 thường được biết với cái tên thương mại Terfernol [1] (tiếng Pháp: ter-đất hiếm, fer-sắt, còn nol-tên đầu của nơi tìm ra vật liệu).
Tiến sỹ Nguyễn Hữu Đức và đồng nghiệp thuộc Phòng thí nghiệm vật lí Nhiệt độ thấp (Cryolab), thuộc Đại học Khoa học tự nhiên, ĐH quốc gia Hà Nội là một trong những chuyên gia nổi tiếng thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu vật liệu từ giảo. Anh đã tìm ra loại vật liệu từ giảo với các thông số tương tự được biết với cái tên Terfecohan (Ter-đất hiếm, Fe-sắt, Co-cobalt, Han-Hà Nội) dựa trên vật liệu Tb(CoFe)1.5. Sau khi vật liệu này ra đời, rất nhiều các công trình dựa trên vật liệu đó được nghiên cứu. Giá trị của từ giảo bão hòa tuy không cao hơn nhưng giá trị của độ cảm từ giảo được cải thiện rất nhiều khi dùng vật liệu nanocomposite dựa trên Terfecohan.
Bằng việc chế tạo nanocomposite từ Terfecohan/YFe, với độ dày mỗi lớp cỡ khoảng 10 nm bằng phương pháp phún xạ (sputtering), tiến sỹ Đức và đồng nghiệp đã tạo ra vật liệu có từ giảo bão hòa tương đương Terfenol và Terfecohan nhưng độ cảm từ giảo lớn hơn chúng đến 30 lần nhờ sự kết cặp trao đổi giữa hai lớp màng nano. Công trình của anh vừa mới được tạp chí rất có uy tín ở Mỹ công bố Appl. Phys. Lett. 85 (2004) 1565.
[1] A. E. Clark, in Ferromagnetic Materials, edited by E. P. Wohlfarth (North–Holland, Amsterdam, 1980), Vol. 1, p. 531.
[2] N. H. Duc and P. E. Brommer, in Handbook of Magnetic Materials, edited by K. H. J. Buschow (Elservier Science, North–Holland, Amsterdam, 2002), Vol. 14, p. 89.
4 comments:
GS.TS vật lý Nguyễn Hữu Đức, một ngoại lệ xuất sắc
TS vật lý 46 tuổi Nguyễn Hữu Đức, phó hiệu trưởng Trường đại học Công nghệ (ĐHQG Hà Nội) là người được công nhận chức danh GS trẻ nhất trong đợt công nhận GS năm 2004. TS Đức còn được công nhận trước thời hạn vì ông vừa mới trở thành PGS cách đây chỉ hai năm.
Không chỉ vậy, những công trình nghiên cứu, các bài báo khoa học cùng với uy tín, thành tích giảng dạy của TS Đức đã thật sự thuyết phục các nhà khoa học trong hội đồng các cấp từ cơ sở, ngành đến cấp nhà nước, giúp ông trở thành “một ngoại lệ xuất sắc”...
Được biết đến với tư cách là một chuyên gia vật lý chuyên nghiên cứu về hợp kim, liên kim loại, vật liệu mới..., uy tín của TS Nguyễn Hữu Đức lâu nay đã vượt ra khỏi phạm vi lãnh thổ VN với gần 100 bài báo khoa học công bố trên các tạp chí nghiên cứu, chuyên ngành ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới, được giới vật lý trong và ngoài nước đã ghi nhận những kết quả nghiên cứu của ông.
Mới đây nhất, nhân Hội nghị vật lý châu Á - Thái Bình Dương lần 5 được tổ chức ở VN, Hội Vật lý châu Á - Thái Bình Dương đã trao tặng TS Nguyễn Hữu Đức giải thưởng “Nhà khoa học trẻ” cho những đóng góp của ông trong hàng loạt công trình nghiên cứu về từ học trong đất hiếm, kim loại chuyển tiếp, liên kim loại, điện tử linh động...
Từ một học trò nghèo xứ Quảng Bình
Có lẽ không nhiều người biết rằng đằng sau bề dày thành tựu khoa học ấy là cả một quá trình âm thầm nỗ lực vượt qua những khó khăn, trở ngại của cuộc sống để vươn lên trong học tập, nghiên cứu của người học trò nghèo xứ Quảng Bình.
Con đường đến với giảng đường ĐH, để trở thành một nhà khoa học của TS Nguyễn Hữu Đức đầy gian truân. Sinh ra ở xã Thanh Trạch (Bố Trạch, Quảng Bình), năm 11 tuổi ông đã mồ côi cha. Ba năm sau đó, ông lại mồ côi mẹ. Giữa những năm chiến tranh, bốn anh em Nguyễn Hữu Đức lớn lên trong sự tần tảo của bà nội với nghề làm bánh nuôi cháu ăn học. Là anh cả, mới 14 tuổi ông đã trở thành trụ cột gia đình, cùng bà thức khuya dậy sớm làm bánh bán nuôi đàn em.
Nhưng cuộc sống khó khăn, gánh nặng gia đình không làm sút giảm lòng ham học của Nguyễn Hữu Đức. Từ vùng quê nghèo Quảng Bình, Đức đã không phụ lòng bà nội, thi đỗ vào ĐH Tổng hợp Hà Nội (nay là ĐHQG Hà Nội) và được vào học ngành vật lý. Ông đã là tấm gương để các em noi theo tinh thần hiếu học: dù hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhưng lần lượt hai người em gái đều tốt nghiệp ĐH Sư phạm Huế, người em trai út cũng tốt nghiệp ngành vật lý tại ĐH Tổng hợp Hà Nội.
Tốt nghiệp chuyên ngành từ học thuộc lĩnh vực vật lý chất rắn năm 1981, Nguyễn Hữu Đức được giữ lại trường làm giảng viên. Được các GS trong khoa đánh giá có triển vọng, ông về làm nghiên cứu viên của Phòng thí nghiệm vật lý nhiệt độ thấp - một phòng thí nghiệm chuyên đề quan trọng, hợp tác với các trường ĐH Hà Lan, của Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội lúc đó. Cũng phải đến lúc này ông mới có điều kiện để bắt đầu học ngoại ngữ một cách bài bản.
Phòng thí nghiệm vật lý nhiệt độ thấp đã đánh dấu những thành công đầu tiên trong sự nghiệp khoa học của ông. Với nỗ lực nghiên cứu, học hỏi, bảy năm sau ông đã bảo vệ thành công luận án phó tiến sĩ tại trường với đề tài nghiên cứu “Chuyển pha từ trong các vật liệu từ chứa đất hiếm”, nghiên cứu các tính chất từ của đất hiếm CO2.
Kể từ đó ông liên tục tham gia các đề tài nghiên cứu của trường, đề tài cấp bộ... rồi tự nghiên cứu, viết luận án và sau đó bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại ĐH Joseph Fourier thuộc Trường ĐH Grenoble danh tiếng của Pháp, và trở thành giảng viên thỉnh giảng các trường ĐH Pháp ở Paris, Lyon, Grenoble...
Ở trong nước, ông tiếp tục tham gia nghiên cứu, làm chủ nhiệm nhiều đề tài nghiên cứu cấp bộ, cấp nhà nước, công bố nhiều công trình nghiên cứu khoa học quan trọng, viết sách tham khảo, chuyên khảo... Năm 2002, ông được công nhận chức danh PGS. Và năm 2004 này, ông được công nhận chức danh GS trước niên hạn với lý do “đã vượt xa so với tiêu chuẩn qui định về các công trình nghiên cứu, bài báo và sách khoa học đã viết cũng như số giờ giảng và hướng dẫn học viên cao học, nghiên cứu sinh...” như đánh giá của GS.TSKH Đỗ Trần Cát - tổng thư ký Hội đồng chức danh GS nhà nước.
Nghị lực
GS.TSKH Thân Đức Hiền - người đã trực tiếp hướng dẫn luận văn tốt nghiệp, luận án PTS và trực tiếp dìu dắt TS Nguyễn Hữu Đức từ những ngày đầu ở Phòng thí nghiệm vật lý nhiệt độ thấp - nhận xét bằng một câu rất ngắn gọn: “Đức là một người có năng lực. Nhưng điều mà cậu ấy đã để lại ấn tượng sâu sắc nhất cho tôi chính là nghị lực. Đức có tinh thần vượt khó và tự lực rất cao trong học tập, nghiên cứu”.
Còn các đồng nghiệp đã cùng ông làm việc nhiều năm tại khoa vật lý cũng cho rằng “những thành tựu mà Đức đã đạt được là kết quả của một quá trình học tập, nghiên cứu nghiêm túc, đầy nỗ lực tự học để không ngừng vươn lên”.
Ngoài một vài khóa thực tập ngắn ngủi ở nước ngoài, hầu như toàn bộ quá trình học tập và nghiên cứu của ông được thực hiện trong nước, nhưng TS Đức sử dụng được ba ngoại ngữ Nga, Anh và Pháp, có thể đi giảng bài ở các trường ĐH Pháp, tự tin tham dự những hội nghị, diễn đàn khoa học quốc tế. Tất cả đều có được bằng con đường tự học.
Sau khi bảo vệ luận án phó tiến sĩ, cùng với việc tham gia nhiều đề tài, công trình nghiên cứu quan trọng, ông đã ưu tiên cho việc tự học ngoại ngữ để có thể tiếp cận trực tiếp với các tài liệu khoa học nước ngoài. Sau đó, chỉ tiếp tục tự nghiên cứu trong nước nhưng ông đã viết và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ bằng tiếng Pháp tại Pháp.
Một số giảng viên trẻ và nhiều nghiên cứu sinh ở ĐH Khoa học tự nhiên (thuộc ĐHQG Hà Nội) cho rằng TS Đức đã góp phần thay đổi phần nào quan niệm: đối với ngành vật lý, để nghiên cứu hiệu quả, thành công cần nhiều điều kiện mà phải ở nước ngoài mới đáp ứng được. Bởi chỉ với những điều kiện, phương tiện trong nước, TS Đức và cộng sự đã đạt được không ít kết quả nghiên cứu được giới vật lý quốc tế đánh giá cao.
Còn bản thân TS Nguyễn Hữu Đức cho rằng một trong những bí quyết thành công quan trọng nhất là ngay từ khi còn là một SV đến khi làm một giảng viên, cán bộ nghiên cứu trẻ, ông đã may mắn được tiếp xúc, trực tiếp học hỏi từ những người thầy mẫu mực như GS.TSKH Thân Đức Hiền, các đàn anh đi trước như TS Thùy, TS Tài...
“Chính các thầy đã tin tưởng, tạo cơ hội cho tôi được cùng làm việc, là tấm gương cho tôi phấn đấu ngay từ những ngày đầu trên cương vị giảng viên ĐH và nghiên cứu viên”.
Theo TS Đức, những phương tiện, điều kiện nghiên cứu chưa phải là tất cả, và sẽ không là gì nếu bản thân nhà khoa học chưa có một động lực làm việc thật mạnh mẽ, sự đam mê với khoa học, khát khao mong muốn được cống hiến và không ngừng học hỏi, tiếp tục mở mang kiến thức…
Nhà giáo - nhà khoa học - nhà quản lý
Cùng lúc ở Nguyễn Hữu Đức, người ta có thể bắt gặp một người thây tận tụy và nghiêm khắc trong những giờ lên lớp hay hướng dẫn nghiên cứu sinh làm luận án, một nhà khoa học nghiêm túc, một cán bộ quản lý có năng lực. Và như nhiều thế hệ SV của ĐH Tổng hợp Hà Nội và sau này là ĐH Khoa học tự nhiên (thuộc ĐHQG Hà Nội) những năm 1990 đã biết, TS Nguyễn Hữu Đức từng là một cán bộ Đoàn năng nổ, là bí thư đoàn trường, một thủ lĩnh thanh niên đầy nhiệt tình.
Bên cạnh vật lý, có lẽ công tác đào tạo là vấn đề được TS Đức dành nhiều tâm huyết nhất dù ông mới trực tiếp tham gia một số năm gần đây. Trước khi trở thành phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ, TS Nguyễn Hữu Đức đã đảm nhiệm vị trí phó ban sau ĐH rồi trưởng ban đào tạo (ĐHQG Hà Nội).
Hiện nay, trên cương vị mới phó hiệu trưởng ở một trường ĐH mới (ĐH Công nghệ vừa được thành lập trên cơ sở một khoa trực thuộc ĐHQG Hà Nội), TS Đức đang ấp ủ nhiều dự định với mong muốn chất lượng đào tạo của trường trong một số ngành mũi nhọn một ngày không xa sẽ đạt tiêu chuẩn quốc tế. Trong đó có dự định đưa mô hình đào tạo sau ĐH liên kết một nửa thời gian tại trường, một nửa thời gian học và nghiên cứu ở các cơ sở đào tạo đối tác nước ngoài vào triển khai tại ĐH Công nghệ.
Có thật nhiều dự định về nhiều việc muốn làm, dường như thời gian luôn thiếu đối với Nguyễn Hữu Đức. Ngay như hôm nay thôi, ngày nhận chức danh GS ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám, có thể ông vẫn chưa về kịp từ một đợt tham dự hội nghị khoa học và giảng bài hai tuần tại các trường ĐH Nhật Bản...
Thanh Hà - Bùi Dũng - Minh Chung
Báo Tuổi Trẻ
15724meiqing
michael kors
tods shoes
cheap jordans
ray ban uk
abercrombie & fitch new york
ray ban sungalsses
mont blanc legend
prada outlet
kate spade outlet
polarized sunglasses
coach outlet
michael kors handbags
michael kors outlet online
mont blanc
coach factory outlet
celine outlet
tods outlet
louis vuitton
chanel uk
chi flat irons
cheap jordans
louis vuitton handbags
ray ban sunglasses
lv outlet
louis vuitton handbags
dior handbags
ray ban outlet
jordan shoes
mont blanc pens
ray ban sunglasses
coach outlet
ralph lauren outlet
christian louboutin shoes
coach outlet store online
michael kors outlet
nike air max uk
ralph lauren uk
burberry sale
abercrombie & fitch
coach outlet
coach factory outlet
toms outlet
louis vuitton handbags
louis vuitton purses
cheap nfl jerseys
michael kors handbags
michael kors outlet
michael kors outlet
cheap oakley sunglasses
juicy couture
ralph lauren outlet
coach factory outlet online
hermes outlet
toms outlet
tods outlet online
ralph lauren polo
rolex watches
coach factory outlet
kate spade handbags
ray ban sunglasses
polo ralph lauren outlet
kate spade outlet
nike air max uk
polo ralph lauren
louis vuitton handbags
michael kors outlet clearance
nike air max 90
timberland outlet
ghd flat iron
michael kors outlet clearance
chenyingying2016716
nike shox
coach outlet online
nike air max
michael kors uk
kd 11
goyard handbags
russell westbrook shoes
hermes belt
balenciaga shoes
cheap nba jerseys
Post a Comment